AnfinX

AnfinX App

Đầu tư dầu, cà phê và 32 sản phẩm khác

Mở

Phân tích kỹ thuật trong đầu tư hàng hóa từ A-Z

Team Anfin

-

11/10/2024

Phân tích kỹ thuật là phương pháp phổ biến được nhà đầu tư dùng để dự đoán xu hướng giá hàng hóa dựa trên dữ liệu giá và khối lượng giao dịch trong quá khứ.

Hãy cùng AnfinX tìm hiểu sâu hơn cách phương pháp phân tích kỹ thuật trong đầu tư hàng hóa hoạt động và ưu nhược điểm so với phương pháp phân tích cơ bản.

Phân tích kỹ thuật là gì?

Phân tích kỹ thuật (Technical Analysis) là việc nghiên cứu và phân tích dữ liệu giá trong quá khứ và hiện tại để dự đoán xu hướng giá trong tương lai thông qua các chỉ báo kỹ thuật hay biểu đồ giá.

Thay vì dự đoán xu hướng tương lai thông qua các yếu tố cơ bản, phân tích kỹ thuật tập trung vào diễn biến giá, khối lượng giao dịch hay các chỉ số đánh giá thị trường với niềm tin thông tin thị trường được phản ánh qua giá cả, các mô hình và xu hướng giá trong quá khứ có thể lặp lại trong tương lai.

Charles Dow là người khởi nguồn cho phân tích kỹ thuật từ Lý thuyết Dow vào những năm 1800. Với phương pháp phân tích kỹ thuật, nhà đầu tư có thể áp dụng vào bất kỳ thị trường giao dịch nào như chứng khoán, forex, coin hay hàng hóa phái sinh.

Phân tích kỹ thuật đặc biệt hữu ích dành cho các nhà đầu tư hàng hóa do mức biến động giá lớn và sự nhạy cảm của hàng hóa với nhiều yếu tố cung-cầu và tin tức. Việc phân tích kỹ thuật giúp nhà đầu tư tận dụng những biến động này để đưa ra quyết định giao dịch chính xác.

Phân tích kỹ thuật là chìa khóa giúp nhà đầu tư nắm bắt xu hướng giá hàng hóa

Nguyên lý cơ bản trong phân tích kỹ thuật

Phân tích kỹ thuật dựa trên một số nguyên lý cơ bản giúp nhà đầu tư phân tích và dự đoán xu hướng thị trường.

Dưới đây là các nguyên lý cơ bản trong phân tích kỹ thuật:

1. Giá cả phản ánh mọi thông tin thị trường

Nền tảng phân tích kỹ thuật bắt nguồn từ lý thuyết Dow với quan điểm: "Mọi yếu tố đều ảnh hưởng đến giá và được thể hiện trực tiếp trên biểu đồ giá."

Nhà đầu tư chỉ cần tập trung vào biểu đồ giá để nắm bắt tác động của mọi yếu tố, không cần phải phân tích từng yếu tố riêng biệt dẫn đến các sai lầm giao dịch.

Tập trung vào biểu đồ giá sẽ giúp nhà đầu tư có cái nhìn tổng quan và chính xác hơn về biến động của thị trường, từ đó sẽ có những quyết định giao dịch chính xác hơn.

Phân tích kỹ thuật giúp nhà đầu tư có cái nhìn tổng quan hơn về thị trường

2. Giá cả di chuyển theo xu hướng

Nguyên lý này có nghĩa giá hàng hóa hay bất cứ loại tài sản nào đều di chuyển theo một xu hướng cụ thể trong một khoảng thời gian, bao gồm: đi lên, đi xuống và đi ngang.

Việc xác định xu hướng giá luôn là mục tiêu tối quan trọng trong phân tích kỹ thuật, giúp nhà đầu tư tìm được điểm vào và thoát lệnh một cách tốt nhất. 

3. Lịch sử có xu hướng lặp lại

Nhà đầu tư thường sử dụng các dữ liệu trong quá khứ để dự đoán các mô hình giá trong tương lai vì thị trường thường có xu hướng lặp lại theo thời gian bởi tâm lý nhà đầu tư ít có sự thay đổi.

Một câu nói nổi tiếng trong thị trường tài chính đó là “Sell in May and Go Away" trong thị trường chứng khoán Mỹ. Thông thường, nhà đầu tư sẽ có xu hướng bán trong tháng 5 khiến dòng tiền sụt giảm và thị trường sẽ trở lại trong mùa thu.

Thực tế cho thấy, các chu kỳ tăng giảm giá, mô hình giá hay các điểm đảo chiều giá đã xảy ra đều lặp lại trong tương lai, không chỉ một mà là nhiều lần.

Do đó, nhà đầu tư thường dựa vào các yếu tố này để xác định những điểm mà lịch sử có khả năng lặp lại để tìm kiếm các cơ hội giao dịch hấp dẫn.

Ưu và nhược điểm của phân tích kỹ thuật

Ưu điểm

  • Phân tích kỹ thuật giúp nhà đầu tư nhanh chóng nhận diện xu hướng thị trường mà không cần sử dụng quá nhiều kiến thức tài chính.
  • Giúp nhà đầu tư dự đoán xu hướng giá trong tương lai sớm hơn bởi giá cả thường phản ánh trước các yếu tố cơ bản.
  • Giúp nhà đầu tư xác định điểm vào lệnh và thoát lệnh với tỷ lệ chính xác cao dựa trên các chỉ số hay mức kháng cự và hỗ trợ.
  • Phương pháp này có thể áp dụng cho nhiều loại tài sản, từ cổ phiếu đến hàng hóa hay tiền tệ, coin.

Nhược điểm

  • Phân tích kỹ thuật cũng chỉ mang tính tương đối, không phải tất cả các mô hình và chỉ báo đều chính xác tại mọi thời điểm. 
  • Nhà đầu tư vẫn bị ảnh hưởng bởi tâm lý giao dịch và cảm xúc cá nhân, khiến kết quả phân tích có thể bị lệch hướng.
  • Một số chỉ báo kỹ thuật có thể bị thao túng bởi các nhà đầu tư lớn, làm ảnh hưởng đến kết quả phân tích.
  • Trong thị trường dài hạn, phân tích kỹ thuật có thể không đủ hiệu quả, cần kết hợp với phân tích cơ bản để đưa ra quyết định chính xác hơn.

Các công cụ sử dụng trong phân tích kỹ thuật

1. Mô hình nến Nhật

Mô hình nến Nhật không chỉ thể hiện giá mở cửa, giá đóng cửa mà còn cả mức cao nhất và thấp nhất của phiên giao dịch, từ đó phản ánh tâm lý thị trường trong một thời gian nhất định.

Khi phân tích mô hình nến, mỗi cây nến sẽ là một tín hiệu cung cấp thông tin quý giá về biến động giá và cảm xúc của nhà đầu tư.

  • Nến tăng (Bullish Candlestick): Khi giá đóng cửa cao hơn giá mở cửa, nến này cho thấy áp lực mua mạnh mẽ và tâm lý tích cực trong thị trường. Nếu xuất hiện sau một xu hướng giảm, nó có thể là một tín hiệu đảo chiều.
  • Nến giảm (Bearish Candlestick): Ngược lại, khi giá đóng cửa thấp hơn giá mở cửa, nến này biểu thị áp lực bán gia tăng và tâm lý tiêu cực.
  • Nến Doji: Khi giá mở cửa và giá đóng cửa gần như bằng nhau, nến Doji thể hiện sự do dự trong tâm lý thị trường. Điều này có thể cho thấy khả năng đảo chiều hoặc một giai đoạn tích lũy.

2. Mô hình giá

Khi giá hàng hóa có sự thay đổi, chúng thường tạo thành một hình dạng trên biểu đồ giá, các nhà đầu tư gọi là mô hình giá. Các mô hình giá này thường được dùng để dự đoán xu hướng giá dựa trên những dữ liệu cũ.

Một số mô hình giá phổ biến được dùng trong phân tích kỹ thuật như mô hình giá vai-đầu-vai (Head and Shoulders), mô hình cốc tay cầm (Cup and Handle) hoặc mô hình lá cờ (Flag Pattern)

Vai - đầu - vai là mô hình giá đặc trưng và thường thấy nhất

Những mô hình giá này sẽ có hình dạng giống như tên gọi của no. Dựa vào đó, nhà đầu tư sẽ xác định được điểm vào và ra lệnh, cũng như sự tiếp diễn hoặc đảo chiều của xu hướng giá.

3. Chỉ báo kỹ thuật

Chỉ báo kỹ thuật (Technical Indicator) là các công cụ được sử dụng phổ biến trong phân tích kỹ thuật, được tạo ra dựa trên các phép tính dựa trên dữ liệu giá và khối lượng giao dịch.

Mỗi chỉ báo kỹ thuật đều có những đặc điểm và ứng dụng riêng, từ dự báo xu hướng đến xác định động lực giá. Một số chỉ báo phổ biến là đường trung bình động MA, chỉ số sức mạnh tương đối RSI, MACD hay dải Bollinger.

3-Duong-trung-binh-gia.webp

Các chỉ báo này giúp nhà đầu tư phân tích hành vi của thị trường, nhận diện các tín hiệu mua hoặc bán, và đánh giá sức mạnh của xu hướng hiện tại.

Ví dụ: đường trung bình động có thể giúp xác định xu hướng dài hạn, trong khi RSI được sử dụng để phát hiện tình trạng quá mua hoặc quá bán của hàng hóa, từ đó giúp nhà đầu tư đưa ra những quyết định giao dịch hợp lý hơn.

4. Kháng cự và hỗ trợ

Mức kháng cự và hỗ trợ đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc xác định các mức giá quan trọng mua vào hay bán ra trên biểu đồ.

  • Mức kháng cự là mức giá mà tại đó áp lực bán ra sẽ vượt quá áp lực mua vào, ngăn cản giá tiếp tục tăng.
  • Mức hỗ trợ là mức giá mà tại đó lực mua vào đủ mạnh để ngăn giá giảm sâu hơn.

Việc xác định chính xác các mức hỗ trợ và kháng cự sẽ giúp nhà đầu tư dự đoán được những điểm giá đảo chiều khi bị phá vỡ, từ đó điều chỉnh chiến lược giao dịch của mình.

So sánh phân tích kỹ thuật và phân tích cơ bản

 Phân tích kỹ thuậtPhân tích cơ bản
Mục đíchXác định điểm mua và bán hợp lý thông qua các chỉ số kỹ thuật, biểu đồ giáXác định giá trị nội tại và dự đoán xu hướng giá thông qua các yếu tố cung cầu, kinh tế vĩ mô….
Phương pháp phân tíchDựa vào biểu đồ giá, khối lượng giao dịch và chỉ báo kỹ thuậtTập trung vào các yếu tố cơ bản như tình hình sản xuất, thời tiết, quy định chính phủ…
Mục tiêu giao dịchLướt sóng, ngắn hạnĐầu tư dài hạn

Mặc dù phân tích kỹ thuật và phân tích cơ bản là hai phương pháp độc lập, tuy nhiên, nhà đầu tư thường kết hợp cả hai để có cái nhìn toàn diện hơn về thị trường. 

Phân tích cơ bản cung cấp thông tin về giá trị nội tại của tài sản, giúp nhà đầu tư hiểu rõ các yếu tố kinh tế và vĩ mô tác động đến giá cả. Trong khi đó, phân tích kỹ thuật giúp xác định xu hướng giá và điểm vào lệnh thông qua biểu đồ và mô hình giá.

Lời kết

Phân tích kỹ thuật là một công cụ hữu ích cho các nhà giao dịch ngắn hạn và những người muốn dự đoán xu hướng giá dựa trên xu hướng thị trường.

Tuy nhiên, để có cái nhìn toàn diện hơn về thị trường, nhà đầu tư có thể kết hợp cả phân tích kỹ thuật và phân tích cơ bản để giảm thiểu rủi ro.

Chia sẻ

Share on FacebookShare on TwitterShare on Linkedin

Bài viết liên quan

Tải ngay ứng dụng

AnfinX

Để bắt đầu trải nghiệm giao dịch đầu tư hàng hóa một cách mượt mà

IOS AnfinXAndroid AnfinX
AnfinX
AnfinX

Tòa nhà Nova Evergreen, 42/2 Nguyễn Văn Trỗi, Phường 15, Quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

Hotline: 1900 633 049

Email: hello@anfin.vn

Về chúng tôi

Về AnfinVề AnfinX

Bản quyền © 2024 ANFIN

facebookLinkedIn