12 mô hình nến đảo chiều thường gặp trong giao dịch phái sinh
Team Anfin
-24/05/2025
Dự đoán chính xác xu hướng tăng hoặc giảm của thị trường thông qua các công cụ phân tích kỹ thuật và các mô hình nến chính là yếu tố giúp các nhà đầu tư hàng hoá phái sinh thành công.
Hãy cùng tìm hiểu 12 mô hình nến đảo chiều phổ biến khi giao dịch, cách nhận diện và áp dụng chúng, giúp bạn đạt được kết quả tốt hơn trong thị trường hàng hóa phái sinh.
Mô hình nến đảo chiều là gì?
Mô hình nến đảo chiều là các hình mẫu biểu đồ giá xuất hiện trên biểu đồ nến Nhật, thể hiện sự thay đổi trong tâm lý thị trường và thường báo hiệu sự kết thúc của xu hướng hiện tại, nhiều khả năng sẽ bắt đầu xu hướng đảo chiều so với xu hướng hiện tại.
Khác với mô hình giá đảo chiều, mô hình nến đảo chiều cung cấp tín hiệu ngắn hạn dựa trên hành vi giá trong các khoảng thời gian cụ thể, thường là trong vài ngày hoặc vài tuần.
Tuy nhiên, chúng cũng có những điểm giống nhau khi mô hình nến đảo chiều cũng có 2 loại: mô hình nến đảo chiều tăng và mô hình nến đảo chiều giảm.
Các loại mô hình nến đảo chiều tăng
1. Dragonfly Doji (Nến Doji chuồn)
DragonFly Doji là một mẫu nến thường xuất hiện ở đáy xu hướng giảm, báo hiệu khả năng đảo chiều tăng giá.
- Đặc điểm: Thân nến rất nhỏ hoặc không có, bóng dưới dài, không có bóng trên hoặc rất ngắn.
- Vị trí: Thường xuất hiện sau xu hướng giảm mạnh hoặc tại vùng hỗ trợ
- Ý nghĩa: Cho thấy áp lực bán giảm, bên mua bắt đầu tham gia và có thể báo hiệu xu hướng đảo chiều tăng sắp hình thành.
- Khối lượng giao dịch: Nếu khối lượng giao dịch tại nến này tăng sẽ củng cố tín hiệu đảo chiều.

2. Bullish Engulfing (Nến nhấn chìm tăng)
Nến nhấn chìm tăng (Bullish Engulfing) cho thấy sự thay đổi mạnh mẽ từ áp lực bán sang mua ở thời điểm cuối giai đoạn giảm, báo hiệu sự đảo chiều mạnh mẽ.
- Đặc điểm: Mẫu nến bao gồm hai nến, với nến giảm nhỏ xuất hiện trước, sau đó xuất hiện nến tăng lớn, bao phủ hoàn toàn nến giảm.
- Vị trí: Thường xuất hiện sau một xu hướng giảm mạnh hoặc tại vùng hỗ trợ quan trọng
- Ý nghĩa: Cho thấy lực bán suy yếu và lực mua chiếm ưu thế, báo hiệu khả năng đảo chiều xu hướng tăng giá sắp diễn ra.

3. Piercing Pattern (Nến đường nhọn)
- Đặc điểm: Mẫu nến bao gồm 1 nến giảm dài xuất hiện trước, nến tăng xuất hiện với với mức mở cửa thấp hơn giá đóng cửa nến trước nhưng kết phiên tăng hơn 50% của nến giảm.
- Ý nghĩa: Cho thấy áp lực bán đã giảm bớt và sự tăng cường của lực mua quay trở lại.
- Lưu ý giao dịch: Cả 2 cây nến nên có kích cỡ tương đồng với các nến trước đó (khoảng 10 - 15 phiên). Nếu kích thước quả nhỏ thì tín hiệu chưa rõ ràng, còn quá yếu.

4. Bullish Harami (Nến mẹ bồng con tăng)
- Đặc điểm: Một nến giảm lớn xuất hiện trước và mẫu nến tăng nhỏ theo sau, nằm hoàn toàn trong thân nến giảm lớn trước đó, tạo hình "mẹ bồng con"
- Ý nghĩa: Cho thấy lực bán suy yếu và lực mua đang bắt đầu hình thành dần
5. Hammer (Nến búa)
Nến hammer xuất hiện khi áp lực bán giảm dần ở cuối giai đoạn giảm, cho thấy tín hiệu lực mua đang chiếm ưu thế lại.
- Đặc điểm: Mẫu nến có thân nến nhỏ, bóng dưới dài ít nhất gấp đôi chiều dài thân nến, và bóng trên rất ngắn hoặc không có, thường xuất hiện sau chuỗi nến giả (5-10 nến).
- Ý nghĩa: Cho thấy lực bán suy yếu và lực mua bắt đầu chiếm ưu thế, báo hiệu khả năng đảo chiều xu hướng tăng giá sắp diễn ra

6. Morning Star (Nến sao mai)
- Đặc điểm: Mẫu nến gồm ba nến, với nến giảm lớn đầu tiên, theo sau là nến nhỏ thể hiện sự do dự, và nến tăng lớn cuối cùng, đóng cửa trên 50% thân nến giảm đầu tiên.
- Ý nghĩa: Tín hiệu đảo chiều mạnh, cho thấy sự do dự của cả 2 bên ở nến thứ 2 và lực mua đã chiếm ưu thế lớn ở nến thứ 3

7. Bullish Abandoned Baby (Nến em bé bị bỏ rơi)
- Đặc điểm: Mẫu nến gồm ba nến, với nến giảm lớn đầu tiên, theo sau là nến doji có khoảng trống xuống dưới và không chồng lấn với nến trước, cuối cùng là nến tăng lớn, vượt khỏi 50% thân nến đỏ.
- Ý nghĩa: Cho thấy lực bán suy yếu hoàn toàn và lực mua bùng nổ, rất hiếm gặp.

8. Tweezer Bottom (Nến đáy nhíp)
- Đặc điểm: Gồm hai hay nhiều nến có đáy nến dài gần bằng nhau, tạo hình giống cái nhíp.
- Ý nghĩa: Cho thấy lực bán không thể đẩy giá xuống thấp hơn được nữa, lực mua bắt đầu tham gia tại điểm này.

Các loại mô hình nến báo hiệu đảo chiều giảm
1. Gravestone Doji (Doji bia mộ)
Gravestone Doji là mẫu nến cho thấy áp lực mua bắt đầu suy yếu ở đỉnh xu hướng tăng, báo hiệu sự đảo ngược từ lực bán.
- Đặc điểm: Mẫu nến có thân nến rất nhỏ hoặc không có, bóng trên dài ít nhất gấp đôi chiều dài thân nến, bóng dưới rất ngắn hoặc không có
- Ý nghĩa: Cho thấy lực mua không thể duy trì giá ở mức cao và lực bán bắt đầu chiếm ưu thế.

2. Bearish Engulfing (Nến nhấn chìm giảm)
Giống với nến nhấn chìm tăng, nến nhấn chìm giảm cho thấy sự thay đổi mạnh mẽ từ áp lực mua sang áp lực bán khi giá đang trên đỉnh.
- Đặc điểm: Mẫu nến bao gồm hai nến, với nến tăng nhỏ xuất hiện trước, sau đó xuất hiện nến giảm lớn, bao phủ hoàn toàn nến giảm.
- Ý nghĩa: Cho thấy lực mua dã bắt đầu suy yếu và lực bán dần chiếm ưu thế

3. Shooting Star (Nến sao băng)
- Đặc điểm: Mẫu nến có thân nến nhỏ, bóng trên dài ít nhất gấp đôi chiều dài thân nến, và bóng dưới rất ngắn hoặc không có.
- Ý nghĩa: Cho thấy lực mua không thể duy trì mức giá cao và lực bán bắt đầu chiếm ưu thế

4. Evening Star (Nến sao hôm)
- Đặc điểm: Mẫu nến gồm ba nến, với nến tăng lớn đầu tiên, theo sau là nến nhỏ (doji) thể hiện sự do dự, và nến giảm lớn cuối cùng, đóng cửa dưới 50% thân nến tăng đầu tiên.
- Ý nghĩa: Tín hiệu đảo chiều giảm khi phe bán xác nhận chiếm ưu thế sau khi cân bằng ở nến thứ 2.

5. Tweezer Top (Nến đỉnh nhíp)
- Đặc điểm: Hai hoặc nhiều nến có đỉnh bằng nhau liên tiếp nhau
- Ý nghĩa: Cho thấy lực mua đã cạn kiệt, có khả năng sẽ đảo chiều

Chiến lược giao dịch với mô hình nến đảo chiều
1. Xác định xu hướng chính: Trước tiên, cần xác định xu hướng hiện tại của thị trường là tăng hay giảm. Điều này có thể được thực hiện bằng cách quan sát các đỉnh và đáy của biểu đồ giá cũng như sử dụng các công cụ phân tích kỹ thuật như đường trung bình động.
2. Tìm kiếm mô hình nến đảo chiều: Thông thường các mẫu hình nến đảo chiều sẽ xuất hiện tại các mức hỗ trợ và kháng cự quan trọng.
3. Xác nhận tín hiệu: Sử dụng các chỉ báo kỹ thuật bổ sung như RSI, MACD để xác nhận tín hiệu đảo chiều.
6. Xác định mục tiêu lợi nhuận: Sử dụng các mức Fibonacci hoặc các mức hỗ trợ kháng cự tiếp theo để đặt lệnh chốt lời take profit.
Lời kết
Mô hình nến đảo chiều là công cụ quan trọng trong phân tích kỹ thuật, đặc biệt hiệu quả trong thị trường hàng hóa phái sinh. Bằng cách kết hợp các mô hình này với chiến lược giao dịch phù hợp, nhà đầu tư có thể nắm bắt cơ hội đầu tư tốt và quản lý rủi ro hiệu quả.