Đóng vị thế trong giao dịch hàng hóa phái sinh là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu các thông tin liên quan về hoạt động này ngay sau đây.
Team Anfin
-05/07/2024
Vị thế là một trong những khái niệm cơ bản trong lĩnh vực đầu tư tài chính nói chung và đầu tư hàng hóa phái sinh nói riêng. Trong bài viết này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về vị thế trong giao dịch hàng hóa phái sinh cũng như tìm hiểu khái niệm đóng vị thế là gì.
Vị thế trong giao dịch hàng hóa phái sinh là gì?
Giao dịch hàng hóa phái sinh là một dạng công cụ tài chính được thể hiện dưới dạng hợp đồng có giá trị phụ thuộc vào một hay nhiều tài sản cơ sở. Hiện nay giao dịch hàng hóa phái sinh được giao dịch thông qua 4 dạng hợp đồng chính đó là hợp đồng quyền chọn, hợp đồng tương lai, hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng hoán đổi.
Đặc điểm chung dễ nhận biết trong giao dịch hàng hóa phái sinh đó là việc mua và bán một khối lượng hàng hóa xác định với mức giá xác định sẽ được diễn ra tại một thời điểm trong tương lai chứ không phải ngay khi hoàn thành ký kết hợp đồng. Các yếu tố của hợp đồng như khối lượng, mức giá, thời điểm hoàn thành hợp đồng, tiêu chuẩn hàng hóa,… sẽ do Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) quyết định.
Vị thế trong giao dịch hàng hóa phái sinh tại một thời điểm là trạng thái giao dịch và khối lượng hàng hóa phái sinh chưa đến thời điểm đáo hạn mà nhà đầu tư đang nắm giữ tại thời điểm đó. Vị thế là một khái niệm có sự biến động tùy thuộc vào mức biến động giá của thị trường, chính vì vậy mức lãi lỗ dựa trên vị thế của nhà đầu tư chỉ mang tính tạm thời.
Các loại vị thế và đặc điểm phân loại
Có 2 loại vị thế trong giao dịch hàng hóa phái sinh đó chính là vị thế mua và vị thế bán. Hai loại vị thế này có những đặc điểm phân loại sau đây:
Vị thế mua (long position)
Trong giao dịch phái sinh hàng hóa thì các nhà đầu tư muốn mua sản phẩm, hàng hóa sẽ đóng vai trò là vị thế mua trong giao dịch. Đối với những người thuộc vị thế mua sẽ có đặc điểm là họ sẽ hy vọng tài sản mà mình mua sẽ tăng giá trong tương lai để có thể kiếm được lợi nhuận.
Vị thế bán (short position)
Ngược lại với vị thế mua trong giao dịch phái sinh hàng hóa sẽ là vị thế bán. Đây là vị thế dành cho những người muốn bán tài sản của mình thông qua hợp đồng tương lai để từ đó đặt lệnh bán trên thị trường. Đặc điểm của những người có vị thế bán cũng khá biệt so với vị thế mua khi họ là những người dự đoán giá cả của tài sản sẽ giảm xuống trong tương lai nên muốn đặt lệnh bán để chốt lời.
Khái niệm mở vị thế và đóng vị thế
Liên quan đến vị thế trong giao dịch phái sinh hàng hóa chúng ta còn có khái niệm mở vị thế và đóng vị thế phái sinh. Đây là hai khái niệm nếu tìm hiểu sâu sẽ khá phức tạp, ở đây chúng ta sẽ chỉ nói đến một số vấn đề cơ bản:
Mở vị thế là gì?
Mở vị thế là thuật ngữ được sử dụng trong trường hợp nhà đầu tư đang nắm giữ hàng hóa phái sinh còn hiệu lực và chưa được thanh lý, tất toán theo thời hạn ghi trên hợp đồng. Việc mở vị thế cho thấy quyền và lợi ích của các bên liên quan đối với tài sản được nhắc đến trong hợp đồng vẫn còn hiệu lực từ thời điểm đó cho đến lúc đáo hạn hợp đồng.
Trong trường hợp mở vị thế thì nhà đầu tư có thể mở vị thế bán nếu cho rằng tài sản cơ sở mà mình đang sở hữu sẽ giảm giá trong tương lai nên đặt lệnh bán để hạn chế thiệt hại, ngược lại nếu nhà đầu tư cho rằng tài sản mà mình muốn mua sẽ tăng giá trong tương lai thì có thể mở vị thế mua để kiếm được lợi nhuận.
Đóng vị thế là gì?
Đóng vị thế là thuật ngữ được sử dụng để chấm dứt một giao dịch hàng hóa phái sinh. Cách đóng vị thế phái sinh có thể được các nhà đầu tư sử dụng khi không muốn giao dịch tài sản cơ sở mà mình đang sở hữu thông qua các giao dịch phái sinh hàng hóa nữa, mục đích có thể là để chốt lời hoặc phòng ngừa các rủi ro liên quan đến biến động giá liên quan đến tài sản cơ sở đó.
Ví dụ bạn đang có tài sản cơ sở là 100 tấn lúa mì, nếu tin tưởng mặt hàng này sẽ tăng giá trong tương lai thì có thể sử dụng cách đóng vị thế hợp đồng tương lai lúa mì để đạt được lợi nhuận mong muốn ở tương lai. Trên thực tế việc đóng vị thế phái sinh thường xảy ra khi nhà đầu tư rơi vào 1 trong những trường hợp sau:
Muốn chốt lời hoặc cắt lỗ đối với tài sản cơ sở mà mình đang sở hữu thông qua hợp đồng tương lai.
Nhà đầu tư mất khả năng ký quỹ để tiếp tục thực hiện hợp đồng.
Nhà đầu tư đang nắm giữ số tài sản cơ sở quá số lượng được quy định trong hợp đồng.
Trong trường hợp không đóng vị thế ngày đáo hạn phái sinh thì hợp đồng cũng sẽ tự động được đóng sau thời hạn này. Nếu điều này xảy ra thì nhà đầu tư không còn nắm giữ vị thế nào trong giao dịch phái sinh hàng hóa kể từ ngày đáo hạn hợp đồng và lãi/ lỗ sẽ được chốt theo giá cuối phiên giao dịch của ngày đáo hạn hợp đồng.
Giao dịch phái sinh hàng hóa hiệu quả cùng AnfinX
AnfinX là ứng dụng hỗ trợ đầu tư phái sinh hàng hóa liên thông quốc tế giúp hỗ trợ cho các nhà đầu tư một cách hiệu quả trong việc giao dịch và sinh lời 24/7. Khi sử dụng AnfinX các nhà đầu tư sẽ có nhiều tiện ích rất thiết thực sau đây:
Sau khi cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết tài khoản giao dịch của bạn sẽ được mở chỉ trong vòng 30 phút.
Hỗ trợ nạp, rút tiền một cách nhanh chóng, thuận tiện và an toàn giúp người dùng hoàn toàn yên tâm khi sử dụng. Mức ký quỹ sẽ phụ thuộc vào từng mặt hàng cụ thể nên bạn rất chủ động trong việc lựa chọn giao dịch.
Thông tin được cập nhật real-time miễn phí, chính xác từ các nguồn đáng tin cậy giúp các nhà đầu tư có thể quyết định nên đầu tư một cách hiệu quả nhất.
Hỗ trợ tư vấn 1:1 từ các chuyên gia có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính và đầu tư, giúp bạn tự tin hơn khi chốt lệnh.
AnfinX là ứng dụng hỗ trợ đầu tư hàng hóa dành cho các nhà đầu tư.
Bạn đang có nhu cầu đầu tư vào thị trường tài chính để sinh lời? Hãy để AnfinX đồng hành cùng bạn để đạt được hiệu quả tối ưu nhất nhé.