AnfinX

AnfinX App

Đầu tư dầu, cà phê và 32 sản phẩm khác

Mở

Khám phá đòn bẩy tài chính trong đầu tư và cách sử dụng hiệu quả

Team Anfin

-

18/09/2024

Khi tham gia vào thị trường đầu tư, nhà đầu tư thường sử dụng đòn bẩy tài chính để tăng lợi nhuận nhiều hơn so với số vốn bỏ ra. Tuy nhiên, đòn bẩy tài chính cũng là một “con dao hai lưỡi", khiến nhà đầu tư dễ cháy tài khoản khi không kiểm soát được.

Hãy cùng AnfinX tìm hiểu bản chất của đòn bẩy tài chính qua bài viết này, cũng như các lưu ý để sử dụng đòn bẩy tài chính một cách hiệu quả khi tham gia đầu tư hàng hóa.

Tóm tắt ý chính:

  • Đòn bẩy tài chính là công cụ tài chính giúp nhà đầu tư có thể giao dịch hợp đồng hàng hóa giá trị lớn với số vốn nhỏ.
  • Tỷ lệ đòn bẩy tài chính càng cao, tỷ suất lợi nhuận hoặc thua lỗ của nhà đầu tư càng lớn khi giá trị hợp đồng có sự biến động.
  • Để sử dụng đòn bẩy hiệu quả, nhà đầu tư cần nắm rõ cách thức hoạt động và có kế hoạch đầu tư rõ ràng.
  • Đòn bẩy trong hàng hóa phái sinh không phải là một khoản vay khi nộp ký quỹ, nhà đầu tư sẽ không bị tính lãi suất.

Đòn bẩy tài chính là gì?

Đòn bẩy tài chính (Financial Leverage) là công cụ giúp nhà đầu tư tăng tỷ suất lợi nhuận dựa trên việc khuếch đại giá trị giao dịch so với số vốn bỏ ra ban đầu.

Với đòn bẩy tài chính, nhà đầu tư có thể thực hiện mua bán các hợp đồng hàng hóa có giá trị lớn với số vốn ký quý nhỏ, tùy thuộc vào tỷ lệ đòn bẩy, từ đó tận dụng biến động giá nhỏ để tạo ra lợi nhuận cao hơn.

Ví dụ: Nhà đầu tư A giao dịch một hợp đồng hàng hóa giá trị 100 triệu nhưng chỉ cần ký quỹ 10 triệu với tỷ lệ đòn bẩy là 1:10. Khi giá trị của hợp đồng tăng 5%, hợp đồng sẽ tăng lên 105 triệu, nhà đầu tư sẽ đạt được lợi nhuận là 5 triệu, tương đương 50% so với số vốn bỏ ra ban đầu. Ngược lại, nếu giá trị hàng giảm 5% còn 95 triệu thì NĐT sẽ mất 5 triệu, tức 50% số vốn ký quỹ ban đầu.

Công thức tính tỷ lệ đòn bẩy: Tổng giá trị hợp đồng giao dịch chia cho số tiền ký quỹ.

  • Đòn bẩy = Tổng giá trị hợp đồng / Số tiền ký quỹ
  • Đòn bẩy = 100 triệu đồng / 10 triệu đồng = 10

Với ví dụ trên, NĐT sử dụng đòn bẩy tài chính với tỷ lệ càng cao, giá trị hàng hóa biến động càng nhiều thì lợi nhuận cũng sẽ tăng theo cấp số nhân. Đây là một công cụ được các nhà đầu tư có khẩu vị rủi ro cao, ưa thích mạo hiểm và nhiều kinh nghiệm thường xuyên sử dụng trong thị trường đầu tư.

Đòn bẩy tài chính phù hợp với những nhà đầu tư chấp nhận rủi ro cao

Ý nghĩa và vai trò của đòn bẩy tài chính trong đầu tư

Đòn bẩy tài chính cho phép nhà đầu tư tham gia vào các giao dịch với số vốn nhỏ hơn so với giá trị thực của hợp đồng. Trong thị trường hàng hóa phái sinh, nơi giá trị hợp đồng thường rất cao, đòn bẩy tài chính sẽ giúp nhà đầu tư nhỏ lẻ mở rộng quy mô giao dịch với số vốn nhỏ.

Đòn bẩy tài chính khuếch đại lợi nhuận từ các biến động giá nhỏ. Ví dụ, với đòn bẩy 1:10, khi giá hợp đồng tăng 5%, lợi nhuận của nhà đầu tư có thể tăng lên tới 50% trên số vốn ký quỹ, tạo ra mức sinh lời hấp dẫn.

Đòn bẩy cũng giúp nhà đầu tư sử dụng vốn hiệu quả hơn, giúp nhà đầu tư dễ dàng tham gia vào nhiều giao dịch khác nhau, không phụ thuộc vào một mặt hàng duy nhất, giảm thiểu rủi ro “bỏ trứng vào 1 rổ".

Một số lưu ý để sử dụng đòn bẩy tài chính hiệu quả

Mặc dù đòn bẩy tài chính mang lại nhiều lợi thế cho nhà đầu tư, tuy nhiên thì công cụ này cũng sở hữu những hạn chế tiềm ẩn, có thể dẫn đến rủi ro lớn nếu không kiểm soát được nó.

Khi sử dụng đòn bẩy tài chính, nhà đầu tư cần lưu ý những điều sau để sử dụng hiệu quả:

  • Phương pháp này phù hợp với những NĐT ưa thích sự mạo hiểm và có hiểu biết vững chắc về cách thức hoạt động của đòn bẩy. Hãy thật cẩn trọng khi sử dụng và xác định mức chấp nhận rủi ro của bản thân.
  • NĐT nên sử dụng đòn bẩy ở mức hợp lý. Nếu sử dụng ở mức quá cao sẽ tăng rủi ro khi thị trường có biến động, còn sử dụng ở mức quá thấp thì sẽ không tận dụng được sức mạnh của đòn bẩy.
  • Lập kế hoạch giao dịch và quản lý rủi ro: Việc có một kế hoạch giao dịch rõ ràng cùng với chiến lược quản lý rủi ro nghiêm túc là yếu tố then chốt để sử dụng đòn bẩy một cách hiệu quả.
  • Xây dựng chiến lược đầu tư vững vàng khi sử dụng đòn bẩy tài chính và luôn trang bị cho mình kiến thức đầu tư để tránh những rủi ro cơ bản.
  • Luôn theo dõi thị trường để đưa ra quyết định phù hợp và kịp thời. Có thể sử dụng lệnh dừng Stop-loss để tự động cắt lỗ khi đã xác định được mức độ chấp nhận rủi ro.
Sử dụng đòn bẩy tài chính tốt sẽ giúp nhà đầu tư tối đa hóa lợi nhuận

Đòn bẩy tài chính trong đầu tư hàng hóa phái sinh

Tại thị trường đầu tư hàng hóa, đòn bẩy tài chính đóng vai trò quan trọng trong việc gia tăng cơ hội tham gia và sinh lời của NĐT, bởi giá trị hợp đồng hàng hóa thường rất lớn.

Khi tham gia giao dịch hàng hóa, nhà đầu tư chỉ cần nộp một khoản tiền ký quỹ tương ứng từ 5% đến 7% tổng giá trị hợp đồng, thay vì phải trả toàn bộ giá trị của hợp đồng tài sản cơ sở.

Điều đáng chú ý là ký quỹ trong giao dịch hàng hóa phái sinh không phải là một khoản vay như các thị trường khác, do đó, nhà đầu tư không phải chịu lãi suất. Tỷ lệ đòn bẩy tài chính trong giao dịch này được xác định bằng cách chia số tiền ký quỹ cho tổng giá trị hợp đồng. Ví dụ: nếu giá trị hợp đồng là 100 triệu đồng và số tiền ký quỹ là 10 triệu đồng, tỷ lệ đòn bẩy sẽ là 1:10.

Xem thêm:

Lời kết

Đòn bẩy tài chính là một công cụ mạnh mẽ trong đầu tư hàng hóa phái sinh, mang đến lợi thế cho NĐT khi tham gia thị trường. Nắm vững cách hoạt động của đòn bẩy kết hợp với chiến lược quản lý rủi ro hiệu quả sẽ giúp NĐT tối đa hóa lợi nhuận.
 

Chia sẻ

Share on FacebookShare on TwitterShare on Linkedin

Bài viết liên quan

Tải ngay ứng dụng

AnfinX

Để bắt đầu trải nghiệm giao dịch đầu tư hàng hóa một cách mượt mà

IOS AnfinXAndroid AnfinX
AnfinX
AnfinX

Tòa nhà Nova Evergreen, 42/2 Nguyễn Văn Trỗi, Phường 15, Quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

Hotline: 1900 633 049

Email: hello@anfin.vn

Về chúng tôi

Về AnfinVề AnfinX

Bản quyền © 2024 ANFIN

facebookLinkedIn