Hợp đồng phái sinh: Phân loại và cách tính trong giao dịch hàng hóa

Team Anfin

-

30/08/2024

Hợp đồng phái sinh là một công cụ tài chính linh hoạt, cho phép nhà đầu tư tiếp cận các cơ hội đầu tư ngoài chứng khoán cơ sở và quản lý rủi ro, tối ưu hóa lợi nhuận trong một môi trường đầu tư đa dạng.

Hãy cùng AnfinX khám phá các loại hợp đồng phái sinh trong bài viết dưới đây, cũng như danh mục hàng hóa giao dịch trong thị trường hàng hóa phái sinh.

blog 77.webp

Hợp đồng phái sinh là gì?

Hợp đồng phái sinh là một sản phẩm tài chính mà giá trị của nó phụ thuộc vào giá trị của tài sản cơ sở. Trong thị trường hàng hóa phái sinh, giá trị của hợp đồng phái sinh sẽ phụ thuộc vào giá trị của các loại hàng hóa như dầu thô, cao su, cà phê, ngô…

Có nhiều loại hợp đồng phái sinh, trong đó có 4 loại phổ biến là: hợp đồng tương lai (futures contract), hợp đồng quyền chọn (options contract), hợp đồng hoán đổi (swaps contract) và hợp đồng kỳ hạn (forward contract).

1-cac-loai-hop-dong-phai-sinh-hang-hoa.webp

Thông qua hợp đồng này, các nhà đầu tư có thể bảo vệ giá trị hàng hóa của mình khỏi biến động giá, hoặc có thể tận dụng sự biến động giá hàng hóa này để kiếm lợi nhuận. 

Hợp đồng phái sinh cũng cho phép các nhà đầu tư tham gia vào thị trường mà không cần phải sở hữu tài sản cơ sở, và thường sử dụng đòn bẩy để gia tăng khả năng sinh lời hoặc rủi ro.

Tham gia ngay vào thị trường hàng hóa phái sinh tại ứng dụng AnfinX với nhiều tính năng nổi bật: giao diện ưu Việt, miễn phí dữ liệu giá, nạp/rút nhanh chóng trong ngày. 

451534365_122157887576158820_5344213877602667676_n.png

AnfinX là ứng dụng giao dịch hàng hóa hàng đầu tại Việt Nam, được phát triển bởi công ty Anfin - thành viên kinh doanh chính thức tại Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV).

Link tải app AnfinX (Android & iOS): Tại đây

Các loại hợp đồng phái sinh trên thị trường

Trên thị trường hàng hóa phái sinh, có bốn loại hợp đồng phái sinh chính: hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền chọn, hợp đồng kỳ hạn, và hợp đồng hoán đổi. 

Mỗi loại hợp đồng này có đặc điểm và cách thức sử dụng khác nhau, phù hợp với từng nhu cầu cụ thể của nhà đầu tư.

Hợp đồng tương lai (Future Contract)

Hợp đồng tương lai là loại hợp đồng được sử dụng phổ biến trong giao dịch hàng hóa, cho phép nhà đầu tư mua hoặc bán một loại hàng hóa tại một mức giá cố định vào một thời điểm xác định trong tương lai.

2-hop-dong-phai-sinh-tuong-lai.webp
Hợp đồng tương lai được sử dụng phổ biến trên thị trường phái sinh hàng hóa (Ảnh minh họa)

Các hợp đồng tương lai này được chuẩn hóa và giao dịch trên các sàn giao dịch hàng hóa, giúp đảm bảo tính minh bạch và thanh khoản cho thị trường. Tại Việt Nam, hợp đồng tương lai là sản phẩm phái sinh duy nhất khi nhà đầu tư giao dịch hàng hóa thông qua Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV).

Hợp đồng tương lai giúp nhà đầu tư bảo vệ mình khỏi sự biến động giá cả, đồng thời cũng mở ra cơ hội kiếm lợi nhuận nếu giá cả hàng hóa diễn biến theo hướng có lợi.

Hợp đồng quyền chọn

Hợp đồng quyền chọn cho phép người mua có quyền, nhưng không bắt buộc, mua hoặc bán một loại hàng hóa tại một mức giá cố định vào một thời điểm cụ thể trong tương lai. 

Người mua hợp đồng quyền chọn có thể lựa chọn 1 trong 2 quyền sau: quyền chọn mua (hay call option) và quyền chọn bán (hay put option). Quyền chọn giúp nhà đầu tư linh hoạt hơn trong việc quản lý rủi ro và tối ưu hóa lợi nhuận, nhưng đồng thời cũng yêu cầu họ phải trả một khoản phí gọi là phí quyền chọn.

Hợp đồng kỳ hạn

Hợp đồng kỳ hạn là một thỏa thuận mua hoặc bán hàng hóa tại một mức giá được thỏa thuận trước và sẽ được thực hiện tại một thời điểm xác định trong tương lai. 

Khác với hợp đồng tương lai, hợp đồng kỳ hạn không được các sàn giao dịch chuẩn hóa và thường được giao dịch trực tiếp giữa hai bên (over-the-counter). Điều này có nghĩa là các điều khoản của hợp đồng kỳ hạn có thể được tùy chỉnh theo nhu cầu cụ thể của các bên tham gia.

3-hop-dong-phai-sinh-ky-han.webp
Hợp đồng kỳ hóa không được chuẩn hóa như hợp đồng tương lai (Ảnh minh họa)

Hợp đồng hoán đổi

Hợp đồng hoán đổi là một thỏa thuận giữa hai bên nhằm trao đổi dòng tiền hoặc tài sản giữa các bên vào những thời điểm khác nhau trong tương lai. 
Trong thị trường hàng hóa, các hợp đồng hoán đổi thường được sử dụng để hoán đổi lãi suất hoặc giá cả hàng hóa, giúp các bên tham gia quản lý rủi ro biến động giá hoặc tối ưu hóa chi phí vay vốn. 

Hợp đồng hoán đổi thường phức tạp hơn so với các loại hợp đồng phái sinh khác và thường được sử dụng bởi các tổ chức tài chính hoặc các doanh nghiệp lớn.

Ngày chốt hợp đồng phái sinh

Ngày chốt hợp đồng phái sinh, hay còn gọi là ngày đáo hạn, là ngày giao dịch cuối cùng của các sản phẩm hợp đồng phái sinh. Vào ngày này, hợp đồng của tháng hiện tại sẽ được tất toán và chuyển sang các tháng tiếp theo để tiếp tục giao dịch.

Tại Việt Nam, ngày đáo hạn của hợp đồng phái sinh thường rơi vào ngày Thứ Năm của tuần thứ ba trong tháng đáo hạn. Nếu ngày đáo hạn trùng với ngày nghỉ lễ, thì ngày giao dịch liền trước đó sẽ được tính là ngày đáo hạn.

Ngày đáo hạn là thời điểm quan trọng để tối ưu hóa chiến lược đầu tư của bạn

Cách tính giá hợp đồng phái sinh

Trước khi tìm hiểu cách tính giá hợp đồng phái sinh, nhà đầu tư cần nắm rõ một số khái niệm cơ bản:

1. Ký quỹ ban đầu (Initial Margin - IM): Đây là khoản tiền mà nhà đầu tư phải đặt cọc trước để đảm bảo nghĩa vụ thanh toán. Công thức tính ký quỹ ban đầu là:

  • IM = Giá giao dịch * Hệ số nhân hợp đồng * Số lượng hợp đồng mua/bán * Tỷ lệ ký quỹ yêu cầu

2. Ký quỹ biến đổi (Variation Margin - VM): Đây là số tiền bổ sung vào ký quỹ khi nhà đầu tư đang chịu lỗ.

3. Ký quỹ duy trì yêu cầu (Margin Requirement - MR): Là số tiền ký quỹ tối thiểu mà nhà đầu tư phải duy trì để đảm bảo khả năng thanh toán. Công thức tính ký quỹ duy trì là: MR = IM + VM

4. Giá trị tài sản ký quỹ hợp lệ (Collateral Value - CV): Là khoản ký quỹ của nhà đầu tư, có thể bao gồm tiền mặt hoặc chứng khoán, và được xác định dựa trên mức giá hiện tại và tỷ lệ chiết khấu áp dụng.

5. Tỷ lệ sử dụng tài sản ký quỹ (Asset Utilization Ratio - AR)

  • Công thức tính: AR = MR / CV

Công thức tính giá hợp đồng phái sinh

Giá của hợp đồng tương lai được tính dựa trên chênh lệch giá thanh toán cuối ngày so với giá bình quân gia quyền theo số lượng của mỗi vị thế, tính riêng theo từng mã hợp đồng. Chênh lệch này được bù trừ để xác định nghĩa vụ thanh toán của nhà đầu tư.

Việc tính toán giá hợp đồng phái sinh giúp đưa ra các quyết định đầu tư hiệu quả

*Công thức tính chênh lệch (lãi/lỗ) vị thế cuối ngày là:

  • VM cuối ngày = (DSPt - VWAP) * Hệ số nhân * Số hợp đồng

Trong đó:

  • DSPt: Giá thanh toán cuối ngày.
  • VWAP: Giá bình quân gia quyền theo số lượng của mỗi vị thế.

Có bốn trường hợp VWAP sau đây:

  1. Khi nhà đầu tư ở vị thế mua: VWAP = Giá bình quân gia quyền mua
  2. Khi nhà đầu tư ở vị thế bán: VWAP = Giá bình quân gia quyền bán
  3. Số hợp đồng: Dấu (+) nếu là vị thế mua, dấu (-) nếu là vị thế bán.
  4. Trường hợp không phát sinh giao dịch trong ngày: VWAP = DSPt-1

Những khái niệm và công thức này giúp nhà đầu tư nắm bắt và tính toán giá trị của hợp đồng tương lai một cách chính xác, từ đó đưa ra các quyết định đầu tư hiệu quả hơn.

Xem thêm: 

Danh mục hàng hóa giao dịch

Hàng hóa giao dịch trên thị trường phái sinh được phân chia thành bốn nhóm chính: nông sản, nguyên liệu công nghiệp, kim loại và năng lượng.

Mỗi nhóm sản phẩm đều có những đặc điểm riêng và đặc tả hợp đồng khác nhau, tạo ra cơ hội và thách thức khác nhau cho nhà đầu tư.

Nhóm sản phẩm nông sản

Nhóm sản phẩm nông sản bao gồm các loại hàng hóa được sản xuất từ nông nghiệp, như lúa mì, ngô, đậu tương, cà phê, đường, và bông. Giá cả của các sản phẩm này thường bị ảnh hưởng bởi các yếu tố thời tiết, mùa vụ, và chính sách nông nghiệp. 

Đối với nhà đầu tư, nông sản là một lựa chọn để đa dạng hóa danh mục đầu tư và phòng ngừa rủi ro liên quan đến biến động giá.

5-nhom-hang-nong-san-phai-sinh.webp
Đầu tư hàng hóa nông sản phái sinh có tính ổn định cao

Nhóm sản phẩm nguyên liệu công nghiệp

Nhóm sản phẩm nguyên liệu công nghiệp bao gồm những mặt hàng như cao su, bông, và gỗ. Đây là các nguyên liệu đầu vào quan trọng trong nhiều ngành công nghiệp, và giá của chúng thường bị chi phối bởi nhu cầu tiêu thụ toàn cầu và tình hình kinh tế thế giới. 

Nhà đầu tư có thể sử dụng các hợp đồng phái sinh nguyên liệu công nghiệp để bảo vệ lợi nhuận trước sự biến động giá của các nguyên liệu này hoặc đầu cơ để tìm kiếm lợi nhuận.

Nhóm sản phẩm kim loại

Nhóm sản phẩm kim loại gồm các sản phẩm như bạch kim, niken ,bạc, đồng, nhôm. 

Nhóm kim loại thường được xem là nơi trú ẩn an toàn trong thời kỳ bất ổn kinh tế, trong khi kim loại cơ bản lại phản ánh sức khỏe của nền kinh tế toàn cầu, đặc biệt là trong các lĩnh vực xây dựng và sản xuất.

4-nhom-hang-kim-loai-phai-sinh.webp
Kim loại thuộc danh mục đầu tư có tiềm năng lớn

Nhóm sản phẩm năng lượng

Nhóm sản phẩm năng lượng bao gồm dầu thô, khí tự nhiên, than đá và xăng. Giá cả của các sản phẩm này chịu ảnh hưởng lớn từ các yếu tố chính trị, sự thay đổi trong sản xuất và tiêu thụ năng lượng toàn cầu. 

Năng lượng là nhóm sản phẩm có tính biến động cao. Do đó, nó mang lại nhiều cơ hội cũng như rủi ro cho nhà đầu tư. Hợp đồng phái sinh năng lượng giúp nhà đầu tư bảo vệ mình trước những biến động giá cả và điều chỉnh chiến lược đầu tư theo sự thay đổi của thị trường.

Lời kết

Việc nắm bắt và hiểu rõ các loại hợp đồng phái sinh hàng hóa là yếu tố then chốt giúp bạn đạt được thành công trong thị trường phái sinh. Từ hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền chọn đến hợp đồng kỳ hạn và hoán đổi, mỗi loại đều mang đến những cơ hội và thách thức riêng biệt.

AnfinX - Ứng dụng giao dịch hàng hóa phái sinh hàng đầu Việt Nam

  • W: https://hanghoa.anfin.vn/
  • A: Tòa nhà Nova Evergreen, 42/2 Nguyễn Văn Trỗi, P. 15, Q. Phú Nhuận, TP. Hồ Chí Minh
  • H: 1900 633 049
  • Link tải app (Android & iOS): Tại đây

451534365_122157887576158820_5344213877602667676_n.png

Bài viết liên quan

AnfinX

Tòa nhà Nova Evergreen, 42/2 Nguyễn Văn Trỗi, Phường 15, Quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

Hotline: 1900 633 049

Email: hello@anfin.vn

Về chúng tôi

Về AnfinVề AnfinX

Bản quyền © 2024 ANFIN

facebookLinkedIn