AnfinX

AnfinX App

Đầu tư dầu, cà phê và 32 sản phẩm khác

Mở

Phân tích cơ bản trong giao dịch hàng hóa phái sinh

Team Anfin

-

21/10/2024

Phân tích cơ bản là phương pháp cực kỳ phổ biến được nhiều nhà đầu tư sử dụng để phân tích biến động giá hàng hóa khi tham gia đầu tư hàng hóa phái sinh.

Tìm hiểu phương pháp phân tích cơ bản và các yếu tố dùng để phân tích trong giao dịch hàng hóa phái sinh qua bài viết sau.

Phân tích cơ bản là gì?

Phân tích cơ bản (Fundamental Analysis) là phương pháp phân tích xu hướng giá hàng hóa dựa trên các yếu tố ảnh hưởng đến cung và cầu, giúp nhà đầu tư dự đoán chính xác sự biến động giá trong tương lai và đưa ra những quyết định giao dịch phù hợp.

Điểm nổi bật khi áp dụng phân tích cơ bản vào đầu tư hàng hóa:

  • Phân tích cơ bản giúp nhà đầu tư nắm bắt được xu hướng dài hạn của thị trường hơn so với phương pháp phân tích kỹ thuật. Phương pháp này sẽ phù hợp với những nhà đầu tư vào các hàng hóa có tính chu kỳ.
  • Phân tích cơ bản sẽ giúp nhà đầu tư có góc nhìn toàn cảnh hơn tại sao giá hàng hóa lại có biến động. Ví dụ, giá cà phê Arabica tăng cao trong tháng 9/2024 bởi Brazil đang chịu hạn hán, khiến cho nguồn cung bị hạn hẹp.
  • Do tập trung vào các yếu tố dài hạn, nhà đầu tư sẽ tránh bị ảnh hưởng bởi những biến động ngắn hạn không có cơ sở, giảm thiểu rủi ro với những quyết định cảm tính.
Phân tích cơ bản thường được sử dụng để dự đoán xu hướng giá dài hạn

Các yếu tố phân tích cơ bản trong giao dịch hàng hóa phái sinh

1. Cung và cầu

Như đã nói trên, cung và cầu là yếu tố quan trọng nhất, ảnh hưởng trực tiếp đến giá hàng hóa. Mọi yếu tố khác đều sẽ ảnh hưởng đến cung - cầu của một loại hàng hóa, từ đó giá hàng hóa sẽ có sự biến động.

Do đó, việc nắm bắt các thông tin ảnh hưởng đến cung và cầu của hàng hóa là việc tối quan trọng, giúp nhà đầu tư dự đoán xu hướng giá, từ đó đưa ra quyết định giao dịch hợp lý.

Cung cầu là yếu tố cơ bản quyết định đến giá cả hàng hóa

Xem thêm: Kinh nghiệm đầu tư hàng hóa phái sinh hiệu quả từ chuyên gia

2. Yếu tố kinh tế toàn cầu

Các yếu tố kinh tế toàn cầu thường tác động mạnh mẽ đến cung - cầu của hàng hóa, từ đó giá hàng hóa sẽ có sự biến động mạnh. 

Các yếu tố kinh tế toàn cầu quan trọng bao gồm:

  • Tăng trưởng kinh tế toàn cầu: Khi nền kinh tế toàn cầu tăng trưởng, nhu cầu hàng hóa của người dùng tăng cao dẫn đến giá hàng hóa tăng. Ngược lại, khi kinh tế toàn cầu bị suy thoái, nhu cầu sở hữu giảm khiến cho giá hàng hóa giảm.
  • Lạm phát: Lạm phát cao khiến giá hàng hóa tăng lên do giá trị tiền tệ giảm. Hàng hóa như vàng thường được coi là tài sản trú ẩn trong thời kỳ lạm phát, dẫn đến giá tăng.
  • Tỷ giá hối đoái: Tiền tệ của các quốc gia lớn thường ảnh hưởng đến giá trị hàng hóa nhập khẩu và xuất khẩu, như đồng Dollar ($), Nhân dân tệ (¥) hay Euro (€).
  • Lãi suất: Lãi suất cao làm tăng chi phí vay vốn, giảm nhu cầu mua hàng hóa và ngược lại, lãi suất thấp thúc đẩy đầu tư và tiêu thụ.

3. Chính sách thương mại từ chính phủ

Chính sách thương mại từ chính phủ có thể thay đổi dòng chảy thương mại, tạo sự khan hiếm hoặc dư thừa hàng hóa, từ đó ảnh hưởng mạnh đến giá hàng hóa trên thị trường.

Những chính sách thương mại ảnh hưởng đến thị trường hàng hóa:

  • Thuế quan: Thuế nhập khẩu hoặc xuất khẩu làm tăng chi phí giao dịch, ảnh hưởng đến giá hàng hóa và cầu.
  • Hạn ngạch: Giới hạn số lượng hàng hóa được nhập hoặc xuất, ảnh hưởng trực tiếp đến cung cầu.
  • Cấm vận và trừng phạt: Ngăn cản giao dịch với các quốc gia, gây khan hiếm hàng hóa.
  • Trợ cấp và hỗ trợ xuất khẩu: Giảm chi phí sản xuất, thúc đẩy cung hàng hóa và làm giảm giá.
  • Hiệp định thương mại tự do (FTA): Giúp giảm hoặc loại bỏ thuế quan giữa các quốc gia, tạo điều kiện thuận lợi cho giao dịch hàng hóa. FTA cũng tăng khả năng cạnh tranh và mở rộng thị trường cho các nhà sản xuất, từ đó làm tăng cung cầu và giảm giá thành hàng hóa.
Các chính sách do chính phủ ảnh hưởng mạnh đến giá cả 

4. Thời tiết và khí hậu

Thời tiết và khí hậu là yếu tố quan trọng, đặc biệt đối với các mặt hàng nông sản và năng lượng.

Thời tiết xấu hoặc điều kiện khí hậu bất thường có thể làm giảm sản lượng, gây khan hiếm và đẩy giá hàng hóa lên cao. Ngược lại, thời tiết thuận lợi thường giúp tăng nguồn cung, làm giá giảm.

Tác động cụ thể:

  • Nông sản: Hạn hán, bão, hoặc sương giá ảnh hưởng trực tiếp đến sản lượng và chất lượng cây trồng, gây biến động giá.
  • Năng lượng: Thời tiết khắc nghiệt làm tăng nhu cầu sử dụng năng lượng (ví dụ: khí đốt, điện), đẩy giá tăng cao.
  • Biến đổi khí hậu: Ảnh hưởng lâu dài đến mùa màng, chuỗi cung ứng, và quy mô sản xuất hàng hóa.

Xem thêm: Tính mùa vụ ảnh hưởng đến giá hàng hóa nông sản như thế nào?

5. Yếu tố địa chính trị

Yếu tố địa chính trị ảnh hưởng lớn đến cung cầu và giá cả, đặc biệt là các mặt hàng như dầu mỏ, khí đốt và kim loại quý. 

Các yếu tố địa chính trị  ảnh hưởng đến thị trường hàng hóa gồm:

  • Chiến tranh và xung đột: Gián đoạn sản xuất và vận chuyển hàng hóa, làm giảm cung và tăng giá.
  • Cấm vận và trừng phạt: Hạn chế giao dịch quốc tế, đặc biệt với các nước xuất khẩu lớn, dẫn đến thiếu hụt hàng hóa.
  • Thay đổi chính phủ hoặc chính sách: Ảnh hưởng đến việc kiểm soát tài nguyên, điều chỉnh chính sách thương mại.
Biến động tài chính sẽ ảnh hưởng đến tình hình thị trường đầu tư

6. Dự trữ hàng hóa

Dự trữ hàng hóa cũng là yếu tố ảnh hưởng lớn đến giá hàng hóa, thường được các nhà đầu tư phân tích thông qua các báo cáo dự trữ hàng tháng, hàng quý.

Sự biến động trong dự trữ hàng hóa có thể phản ánh nhu cầu tiêu thụ hiện tại và kỳ vọng trong tương lai.

Ví dụ, nếu dự trữ dầu mỏ giảm do nhu cầu từ các quốc gia tiêu thụ lớn tăng cao, giá dầu có thể tăng lên để phản ánh tình trạng này.

7. Chi phí sản xuất

Chi phí sản xuất bao gồm tất cả các khoản chi tiêu liên quan đến việc sản xuất một sản phẩm, bao gồm nguyên liệu thô, nhân công, chi phí năng lượng, chi phí quản lý, và các chi phí khác như vận chuyển và bảo trì.

Do đó, khi một trong những yếu tố khiến cho chi phí sản xuất tăng cao bị ảnh hưởng, giá hàng hóa cũng sẽ bắt đầu có sự biến động trên thị trường.

Ví dụ, các báo cáo về lượng xin trợ cấp thất nghiệp của châu Âu đang ngày càng cao có thể dẫn đến sự gia tăng chi phí sản xuất do áp lực lên chính phủ để tăng cường hỗ trợ tài chính cho người lao động. 

Khi nhiều công ty phải đối mặt với chi phí lao động cao hơn để duy trì hoạt động và giữ chân nhân viên, điều này sẽ tác động đến giá thành sản phẩm của họ.

Ưu điểm của phương pháp phân tích cơ bản

Phương pháp phân tích cơ bản trong hàng hóa phái sinh mang nhiều ưu điểm, giúp nhà đầu tư nắm bắt xu hướng dài hạn của thị trường dựa trên các yếu tố nền tảng ảnh hưởng đến cung và cầu

  • Phân tích cơ bản giúp nhà đầu tư hiểu rõ hơn về các yếu tố như chi phí sản xuất, dự trữ hàng hóa, và tình hình kinh tế.
  • Bằng cách theo dõi tình hình kinh tế thế giới, nhà đầu tư có thể phát hiện ra những cơ hội đầu tư tiềm năng trước khi giá hàng hóa thay đổi
  • Giúp nhà đầu tư dự đoán các biến động lớn trên thị trường hàng hóa, từ đó đưa ra những quyết định giao dịch phù hợp
  • Phân tích cơ bản không chỉ giới hạn ở thị trường nội địa mà còn bao quát toàn bộ bức tranh kinh tế toàn cầu, giúp nhà đầu tư có cái nhìn toàn diện hơn về ảnh hưởng của các sự kiện quốc tế.

Tuy nhiên, phân tích cơ bản cũng có nhược điểm:

  • Nhà đầu tư phải tốn nhiều thời gian và công sức để nghiên cứu dữ liệu và báo cáo.
  • Không phù hợp cho các giao dịch ngắn hạn vì tập trung vào xu hướng dài hạn

Lời kết

Phương pháp phân tích cơ bản cung cấp cho nhà đầu tư cái nhìn dài hạn về thị trường hàng hóa, giúp bạn đánh giá xu hướng biến động giá hàng hóa trong tương lai và giảm thiểu rủi ro một cách hiệu quả.

Tuy nhiên, không có phương pháp nào là chính xác 100% nên nhà đầu tư hãy kết hợp thêm phương pháp phân tích kỹ thuật để tránh những rủi ro khác.

Chia sẻ

Share on FacebookShare on TwitterShare on Linkedin

Bài viết liên quan

Tải ngay ứng dụng

AnfinX

Để bắt đầu trải nghiệm giao dịch đầu tư hàng hóa một cách mượt mà

IOS AnfinXAndroid AnfinX
AnfinX
CTA Register
Nhận khoá học
đầu tư miễn phí
AnfinX

Trụ Sở: 222 Điện Biên Phủ, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Hồ Chí Minh, Việt Nam

Địa Điểm Kinh Doanh: Tòa nhà Nova Evergreen, 42/2 Nguyễn Văn Trỗi, Phường 15, Quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

Hotline: 1900 633 049

Email: hello@anfin.vn

Về chúng tôi

Về AnfinVề AnfinX

Bản quyền © 2025 ANFIN

facebookLinkedIn