AnfinX

AnfinX App

Đầu tư dầu, cà phê và 32 sản phẩm khác

Mở

8 chỉ số tài chính quan trọng bạn cần nắm rõ khi đầu tư hàng hóa

Team Anfin

-

27/11/2024

Chỉ số tài chính là những "chỉ báo" phản ánh sức khỏe của một nền kinh tế một cách cụ thể. Cùng AnfinX tham khảo những chỉ số tài chính quan trọng mà nhà những đầu tư hàng hóa hàng đầu thường theo dõi để tối ưu hiệu quả chiến lược đầu tư của mình.

Chỉ số tài chính là gì?

Chỉ số tài chính là những thông số hay dữ liệu dùng để đo lường, phân tích và dự báo tình hình tài chính của một nền kinh tế. Các chỉ số này đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp thông tin về sức khỏe kinh tế, xu hướng chung của thị trường và tác động trực tiếp đến giá cả hàng hóa.

Sự biến động của các chỉ số tài chính thường sẽ dẫn đến sự điều chỉnh chính sách về tiền tệ từ các ngân hàng trung ương hay tăng giảm lãi suất vay để kích thích phát triển nền kinh tế hoặc kiểm soát lạm phát.

Ví dụ vào năm 2008, khi xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đã liên tục giảm lãi suất xuống gần mức 0% nhằm thúc đẩy thanh khoản, hỗ trợ nền kinh tế và ngăn chặn suy thoái sâu hơn.

Các chỉ số tài chính phản ánh chính xác tình hình thị trường hiện tại

Động thái này không chỉ ảnh hưởng đến các thị trường tài chính mà còn tác động mạnh mẽ đến giá cả hàng hóa toàn cầu, đặc biệt là vàng và dầu thô, do thay đổi trong chi phí vay vốn và nhu cầu tích trữ tài sản an toàn.

Khi tham gia đầu tư hàng hóa phái sinh, bạn cần nắm rõ các chỉ số tài chính quan trọng để đánh giá chính xác xu hướng chung của thị trường, từ đó có thể điều chỉnh chiến lược đầu tư và đưa ra những quyết định giao dịch hàng hóa hiệu quả hơn, kiểm soát rủi ro tốt hơn.

Việc hiểu rõ các yếu tố như lãi suất, tỷ lệ thất nghiệp, CPI, PPI hay số lượng việc làm mới sẽ giúp bạn nhận diện được cơ hội và rủi ro tiềm ẩn, từ đó xây dựng chiến lược đầu tư phù hợp.

8 chỉ số tài chính quan trọng ảnh hưởng đến giá hàng hóa

1. Chỉ số CPI (Consumer Price Index)

Chỉ số giá tiêu dùng CPI phản ánh mức độ thay đổi giá cả của hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng người dân theo thời gian, qua đó phản ánh tình trạng lạm phát hoặc giảm phát của quốc gia, tác động đến giá hàng hóa trên thị trường:

  • Khi CPI tăng phản ánh lạm phát đang gia tăng, kéo theo chi phí sản xuất và tiêu dùng tăng cao, khiến giá hàng hóa cơ bản như thực phẩm, năng lượng tăng theo.
  • Ngược lại, khi CPI giảm phản ánh tình trạng giảm phát hoặc nhu cầu yếu, khiến giá hàng hóa ổn định hoặc bị giảm xuống để duy trì sức tiêu thụ.
Chỉ số CPI tăng kéo giá của các hàng hóa cơ bản tăng theo

Đối với các nhà đầu tư, CPI là một chỉ số quan trọng trong việc định hướng chiến lược:

  • CPI tăng thường đồng nghĩa với kỳ vọng lãi suất cao hơn, thúc đẩy dòng tiền đổ vào các tài sản phòng ngừa lạm phát như vàng, dầu mỏ hoặc các hợp đồng tương lai hàng hóa. 
  • Trong khi đó, CPI giảm có thể tạo cơ hội đầu tư vào tài sản rủi ro hoặc tận dụng môi trường lãi suất thấp để tối ưu hóa danh mục. 

2. Chỉ số PPI (Producer Price Index)

Chỉ số giá sản xuất PPI phản ánh sự biến động giá cả của hàng hóa và dịch vụ ở giai đoạn đầu chuỗi cung ứng (sản xuất), trước khi chúng được tung ra thị trường và chuyển đến tay người tiêu dùng.

PPI đo lường mức độ biến động giá cả tại các nhà sản xuất, nhà cung cấp và các công ty cung cấp nguyên liệu thô, cung cấp thông tin về áp lực chi phí trong nền kinh tế.

  • Khi PPI tăng, nhà sản xuất sẽ phải đối mặt với chi phí đầu vào cao hơn và có xu hướng chuyển gánh nặng này sang người tiêu dùng.
  • Ngược lại, nếu PPI giảm, báo hiệu áp lực chi phí giảm, tạo điều kiện ổn định hoặc giảm giá hàng hóa trên thị trường.

Với các nhà đầu tư hàng hóa, PPI là một chỉ số không thể bỏ qua để dự báo xu hướng giá hàng hóa.

  • PPI tăng mạnh có thể kích hoạt dòng tiền đổ vào các hợp đồng tương lai hàng hóa như vàng, dầu thô, hoặc ngũ cốc.
  • Ngược lại, PPI giảm khiến nhà đầu tư xem xét lại chiến lược, ưu tiên các hợp đồng ngắn hạn hoặc chờ đợi các tín hiệu thị trường ổn định hơn.

3. Chỉ số PCE (Personal Consumption Expenditures)

Chỉ số PCE là phản ánh mức chi tiêu của người tiêu dùng cho hàng hóa và dịch vụ, được Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sử dụng để đánh giá lạm phát. Chỉ số này cung cấp cái nhìn toàn diện hơn về áp lực giá cả hơn so với CPI.

PCE khác với CPI vì PCE phản ánh chi tiêu tiêu dùng rộng hơn và bao gồm cả những thay đổi trong hành vi tiêu dùng và thường được xem là một chỉ số chính để theo dõi sự biến động giá cả của nền kinh tế vì nó có sự điều chỉnh linh hoạt hơn với sự thay đổi trong xu hướng tiêu dùng.thường

Chỉ số PCE thường được sử dụng để đánh giá tình hình lạm phát

Chỉ số PCE cũng được Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sử dụng để định hướng chính sách tiền tệ, vì chỉ số này giúp nhận diện rõ ràng hơn về mức độ lạm phát trong nền kinh tế. Nhà đầu tư sử dụng PCE để dự báo các quyết định chính sách tiền tệ của FED.

  • Khi PCE tăng mạnh, thị trường thường kỳ vọng FED sẽ thắt chặt chính sách, dẫn đến dòng tiền chuyển dịch vào các tài sản phòng ngừa lạm phát như vàng, dầu mỏ hoặc hợp đồng tương lai hàng hóa.
  • Ngược lại, PCE thấp mở ra cơ hội cho các tài sản rủi ro hoặc chiến lược tận dụng môi trường lãi suất thấp.

4. Chỉ số ISM (Institute for Supply Management)

Chỉ số ISM là một chỉ số kinh tế quan trọng phản ánh sức khỏe của lĩnh vực sản xuất và dịch vụ trong nền kinh tế Mỹ, dựa trên khảo sát từ các nhà quản lý thu mua.

Chỉ số ISM được công bố hàng tháng và là một trong những chỉ báo đáng tin cậy về sức khỏe nền kinh tế, thường được chia thành 2 chỉ số chính:

  • ISM Manufacturing Index: Đo lường mức độ hoạt động của các công ty trong ngành sản xuất. phản ánh sự thay đổi trong các yếu tố như sản xuất, đơn đặt hàng mới, việc làm, mức độ tồn kho…
  • ISM Non-Manufacturing Index: Đo lường hoạt động trong các ngành không phải sản xuất, bao gồm dịch vụ, bán lẻ, xây dựng, vận tải, tài chính và một số lĩnh vực khác.

Nhà đầu tư sử dụng chỉ số ISM để dự đoán xu hướng cung cầu và điều chỉnh chiến lược, như tăng mua vào hợp đồng tương lai hàng hóa khi ISM tăng hoặc chuyển sang tài sản an toàn khi ISM giảm. 

Nhà đầu tư hàng hóa thường sử dụng chỉ số ISM để dự đoán xu hướng cung cầu và điều chỉnh chiến lược đầu tư:

  • ISM >=50: Phản ánh nền kinh tế đang mở rộng, dấu hiệu tăng trưởng trong lĩnh vực sản xuất và dịch vụ, nhu cầu hàng hóa tăng cao.
  • ISM <50: Phản ánh nền kinh tế đang thu hẹp bởi sự giảm sút trong sản xuất và dịch vụ, dẫn đến áp lực giảm giá hàng hóa.

5. Tỷ lệ thất nghiệp

Tỷ lệ thất nghiệp là chỉ số đo lường phần trăm lực lượng lao động không có việc làm nhưng đang tích cực tìm kiếm công việc, phản ánh trực tiếp về sức khỏe thị trường lao động và tình hình kinh tế tổng thể, ảnh hưởng đến cung cầu của thị trường hàng hóa

  • Khi tỷ lệ thất nghiệp thấp đồng nghĩa một thị trường lao động khỏe mạnh, nhiều người có thu nhập ổn định, nhu cầu tiêu dùng cao hơn giúp cho giá hàng hóa được đẩy lên.
  • Ngược lại, khi tỷ lệ thất nghiệp tăng cao đồng nghĩa sức mua đã bị giảm bởi thu nhập không ổn định, nhu cầu tiêu dùng hàng hóa giảm đi khiến cho giá hàng hóa phải giảm xuống, người
Tỷ lệ thất nghiệp phản ánh nhu cầu mua hàng hóa của người dân

Nhà đầu tư cần theo dõi sát sao chỉ số này tại các quốc gia có nhu cầu xuất nhập khẩu lớn như Mỹ để điều chỉnh chiến lược một cách hiệu quả.

Ví dụ, trong năm 2020, tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ, nền kinh kinh tế số 1 thế giới, đạt đỉnh 14,7% do đại dịch Covid. Trong thời điểm này, nhu cầu đi lại ít, hoạt động kinh doanh bị đình trệ khiến giá dầu thô WTI giảm xuống mức âm đầu tiên trong lịch sử (-37,63 USD/gallon). Lúc này, người dân có tâm lý ko tốt do suy thoái, dòng tiền đã bắt đầu chảy qua vàng khiến giá vàng tăng vọt. 

6. Số lượng việc làm mới (Non-Farm Payrolls)

Chỉ số số lượng việc làm mới (NFP) dùng để đo lường tình hình việc làm được tạo ra trong nền kinh tế, cho biết các doanh nghiệp đang mở rộng tuyển dụng hay cắt giảm nhân sự.

Đây là một chỉ số được Bộ Lao Động Hoa Kỳ công bố hàng tháng, được các nhà đầu tư kết hợp với chỉ số tỷ lệ thất nghiệp để đánh giá sức khỏe thị trường lao động tại nền kinh tế số 1 thế giới.

  • Khi chỉ số NFP tăng cao thể hiện sự mở rộng kinh tế, các hoạt động sản xuất được thúc đẩy khiến cho giá thành hàng hóa cũng được đẩy lên theo do nhu cầu cao.
  • Ngược lại, nếu NFP giảm hoặc tiêu cực, đó là tín hiệu cảnh báo về sự suy giảm kinh tế, nhu cầu giảm dần và giá hàng hóa cũng sẽ giảm theo, người dân bắt đầu trú ẩn vào các tài sản ít rủi ro như vàng.

NFP có tác động mạnh mẽ đến giá trị đồng USD và hàng hóa như vàng và dầu mỏ, vì nó ảnh hưởng đến kỳ vọng về chính sách lãi suất và tăng trưởng kinh tế trong tương lai.

7. Báo cáo dự trữ hàng tồn kho

Báo cáo dự trữ hàng tồn kho cung cấp thông tin về mức tồn kho của các doanh nghiệp trong các lĩnh vực sản xuất, bán buôn và bán lẻ, qua đó phản ánh khả năng đáp ứng nhu cầu thị trường và tình hình quản lý chuỗi cung ứng.

  • Tồn kho tăng cao đồng nghĩa nhu cầu tiêu dùng yếu hoặc sự tích lũy dư thừa nguồn cung, gây áp lực giảm giá trên các mặt hàng như dầu mỏ, kim loại và nông sản. 
  • Ngược lại, khi tồn kho giảm, nó báo hiệu sự thiếu hụt nguồn cung từ các nhà sản xuất, từ đó đẩy giá cả hàng hóa lên cao.
Chỉ số dự trữ hàng tồn kho phản ánh tình hình quản lý chuỗi cung ứng của nhà sản xuất

8. Lãi suất FED và đồng Dollar

Lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) và giá trị đồng USD là hai yếu tố cốt lõi định hình thị trường tài chính và hàng hóa toàn cầu. Sự thay đổi trong lãi suất của FED không chỉ ảnh hưởng đến chi phí vay vốn, mà còn tác động mạnh mẽ đến dòng tiền và tâm lý nhà đầu tư trên toàn thế giới. 

  • Khi FED tăng lãi suất, chi phí vay vốn cao hơn làm giảm chi tiêu và đầu tư, đồng thời khiến đồng USD mạnh lên do dòng vốn đổ vào Mỹ để tận dụng lãi suất hấp dẫn. Điều này gây áp lực giảm giá lên các hàng hóa như vàng, dầu thô và kim loại.
  • Ngược lại, khi FED giảm lãi suất, chi phí vay thấp hơn khuyến khích chi tiêu và đầu tư, đồng thời làm suy yếu đồng USD, tạo cơ hội để giá hàng hóa tăng nhờ nhu cầu toàn cầu cao hơn. 

Nếu FED tăng lãi suất, nhà đầu tư cần tập trung vào các tài sản tài chính. Nếu lãi suất giảm, thì tăng cường đầu tư vào hàng hóa như vàng hoặc dầu để hưởng lợi từ sự suy yếu của USD.

Có thể bạn quan tâm:

Lời kết

Việc nắm rõ các chỉ số tài chính không chỉ giúp bạn hiểu rõ hơn về sức khỏe kinh tế mà còn cung cấp cơ sở vững chắc để xây dựng chiến lược đầu tư hiệu quả.

Tham gia đầu tư hàng hóa phái sinh tại ứng dụng Anfinx với đa dạng sản phẩm nông sản, kim loại, nguyên liệu công nghiệp, miễn phí giá dữ liệu và phí qua đêm.

Chia sẻ

Share on FacebookShare on TwitterShare on Linkedin

Bài viết liên quan

Tải ngay ứng dụng

AnfinX

Để bắt đầu trải nghiệm giao dịch đầu tư hàng hóa một cách mượt mà

IOS AnfinXAndroid AnfinX
AnfinX
CTA Register
Nhận khoá học
đầu tư miễn phí
AnfinX

Trụ Sở: 222 Điện Biên Phủ, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Hồ Chí Minh, Việt Nam

Địa Điểm Kinh Doanh: Tòa nhà Nova Evergreen, 42/2 Nguyễn Văn Trỗi, Phường 15, Quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

Hotline: 1900 633 049

Email: hello@anfin.vn

Về chúng tôi

Về AnfinVề AnfinX

Bản quyền © 2025 ANFIN

facebookLinkedIn